Theo đó, Ban Chỉ đạo đề ra mục tiêu đến cuối năm 2025: Hỗ trợ cất mới 2.314 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà tạm, nhà dột nát cần hỗ trợ xây mới nhà ở; mức hỗ trợ xây mới là 60.000.000 đồng/căn. Hỗ trợ sửa chữa 485 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà tạm, nhà dột nát cần hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở; mức hỗ trợ tối đa là 30.000.000 đồng/căn.
Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ gia đình để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, cùng với cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở; ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Chữ thập đỏ cùng cấp hỗ trợ xây mới hoặc
sửa chữa cho những hộ gia đình không tự tổ chức được; hộ gia đình được hỗ trợ nhà phải có đất ở hợp pháp.
Để hoàn thành tốt mục tiêu này, Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh là cơ quan chủ trì tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh; phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan, ban, ngành liên quan, đẩy mạnh vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm thiện nguyện, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh và các tầng lớp nhân dân tham gia ủng hộ thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí đúng quy định, hạn chế vận động trùng đối tượng, không để xảy ra tiêu cực.
Tham mưu hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; sơ, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp danh sách hỗ trợ
xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; tham mưu tổ chức sơ, tổng kết, đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong triển khai thực hiện việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
- Sở Xây dựng tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh bản vẽ thiết kế mẫu nhà để triển khai thực hiện chung trong toàn tỉnh.
Ban hành văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng nhà phù hợp với nhu cầu sử dụng, nguồn vốn được hỗ trợ, nguồn vốn khác của gia đình, bảo đảm chất lượng công trình theo quy định.
- Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an, quân sự các cấp hỗ trợ về ngày công lao động, hỗ trợ thêm về kinh phí, nguyên vật liệu (nếu có); phối hợp với cơ quan thường trực cấp tỉnh, cấp huyện triển khai hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn.
- Các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần, ý thức tự nguyện, tương thân, tương trợ, đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh; tập hợp, đoàn kết nhân dân tích cực tham gia quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ các hộ nghèo trong xóa nhà tạm, nhà dột nát gắn với Phong trào “Kiên Giang chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm giúp người nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững
. Tham gia ủng hộ ngày công, hỗ trợ nguyên vật liệu; thực hiện hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo và hộ cận nghèo là đoàn viên, hội viên của tổ chức mình làm mới và sửa chữa nhà ở.
- Báo Kiên Giang và Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tình hình và kết quả triển khai thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh
; phối hợp, tổ chức xây dựng các chương trình phóng sự, chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục về thực hiện phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trên báo, đài, cổng Thông tin điện tử tỉnh, trung tâm văn hóa - thể thao và truyền thanh các huyện, thành phố về các hoạt động và kết quả triển khai Phong trào; kịp thời lan tỏa những cách làm hay, những hình ảnh đẹp, những tấm gương sáng trong việc thực hiện phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bà
n.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện vận động, hỗ trợ xây dựng
xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh phù hợp với cơ quan, đơn vị.
- Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Kiên Giang cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn tài trợ an sinh xã hội; đồng thời, hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục chứng từ thanh toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
- Các huyện, thành ủy lãnh đạo thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã do đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban; ban hành quy chế hoạt động, xây dựng kế hoạch thực hiện
xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn.
Chỉ đạo ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở cần được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở trên địa bàn theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện, bảo đảm chính sách hỗ trợ đến trực tiếp từng hộ nghèo, hộ cận nghèo không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; bảo đảm các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa đạt chất lượng, sử dụng lâu dài.
Tổ chức giới thiệu rộng rãi các thiết kế mẫu nhà ở cho nhân dân địa phương nghiên cứu, tham khảo, lựa chọn; tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, hỗ trợ như: Đóng góp của hộ gia đình; huy động từ cộng đồng, dòng họ; hỗ trợ từ quỹ “Vì người nghèo”; đóng góp ngày công của các tổ chức, lực lượng vũ trang...
Các địa phương Thành phố Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá và huyện Kiên Hải chủ động vận động nguồn lực, hỗ trợ thực hiện xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và tiến tới hộ gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn mình.
MV