Công đoàn Kiên Giang qua các kỳ đại hội

Thứ năm - 06/07/2023 20:41
Thực hiện Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, ngày 25/7/1977, Công đoàn Kiên Giang tiến hành Đại hội lần thứ nhất. Đây là Đại hội đầu tiên của phong trào công nhân, viên chức, lao động và Công đoàn Kiên Giang sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tổ chức Công đoàn hai miền Nam, Bắc đã được thống nhất.
Đại hội Công đoàn tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023.
Đại hội Công đoàn tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023.

1. Đại hội lần thứ nhất, có 220 đại biểu chính thức thay mặt cho 6.000 đoàn viên Công đoàn và gần 30.000 lao động trong tỉnh. Đại hội đã thảo luận và nhất trí thông qua Nghị quyết và tình hình nhiệm vụ của Công đoàn tỉnh nhà. Đại hội nhận định: Từ khi được giải phóng đến nay, công nhân, viên chức trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, chiến đấu, cần cù trong lao động, có bước chuyển biến mới và tiến bộ rõ rệt. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trên một số mặt, nhưng phần lớn anh, chị em xác định được trách nhiệm nặng nề và hết sức vẻ vang của giai cấp công nhân, nên có những nỗ lực mới, lập được nhiều thành tích trong khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất, góp phần xây dựng chính quyền cách mạng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành khóa I của Công đoàn Kiên Giang gồm 27 ủy viên; Ban Thường vụ gồm có 7 đồng chí; Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh là đồng chí Dương Tấn Phát, Phó Thư ký là đồng chí Nguyễn Thanh Tường.
2. Đại hội II Công đoàn tỉnh khai mạc vào ngày 28/4/1981, có 250 đại biểu đại diện cho hớn 23.000 công nhân, viên chức và 17.555 đoàn viên Công đoàn về dự Đại hội. Đại hội thảo luận và nhất trí nhận định: “Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và sự chỉ đạo của Tổng Công đoàn Việt Nam, giai cấp công nhân cùng với giai cấp nông dân và nhân dân lao động Kiên Giang đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, cùng với quân dân trong tỉnh giành nhiều thắng lợi lớn trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trong cải tạo quan hệ sản xuất, góp phần ổn định tư tưởng, đời sống; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, đưa tỉnh nhà từng bước tiến lên”. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ II, Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh là đồng chí Nguyễn Thanh Tường, phó Thư ký là đồng chí Nguyễn Thị Việt Nhân.
3. Đại hội III khai mạc vào ngày 28/8/1983 có 350 đại biểu thay mặt gần 22.000 đoàn viên Công đoàn và hơn 30.000 công nhân, viên chức về dự. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 31 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Võ Thị Liễu được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh, Phó Thư ký là đồng chí Nguyễn Thị Việt Nhân.
4. Đại hội IV khai mạc ngày 27/7/1998. Đại hội có 230 đại biểu đại diện cho hơn 36.000 công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh về dự. Đây là Đại hội đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 33 đồng chí, trong đó có 9 đồng chí Thường vụ. Đồng chí Võ Thị Liễu được bầu lại làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh, phó Thư ký là đồng chí Nguyễn Thị Việt Nhân.
5. Đại hội V khai mạc vào ngày 1/6/1993. Đại hội có 190 đại biểu đại diện cho 20.000 công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh về dự. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 27 đồng chí, trong đó có 9 đồng chí Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Thị Việt Nhân được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, đồng chí Trần Minh Tâm được bầu làm Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
6. Đại hội VI khai mạc vào ngày 24/7/1998. Đây là Đại hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước chuyển mới của tổ chức Công đoàn Kiên Giang trong thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong khối liên minh công nhân – nông dân – trí thức. Đại hội có 200 đại biểu đại diện cho hơn 27.000 công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh về dự. Tại Đại hội này, Công đoàn Kiên Giang vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng, ghi nhận những công lao đóng góp to lớn của tổ chức Công đoàn Kiên Giang trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 35 đồng chí, trong đó có 11 ủy viên Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Thị Việt Nhân được bầu lại làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, phó Chủ tịch là đồng chí Trần Minh Tâm.
7. Đại hội VII khai mạc vào ngày 19/5/2003. Đại hội có 250 đại biểu đại diện 30.274 đoàn viên trong tỉnh về dự. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 37 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí. Đồng chí Trần Minh Tâm được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh và các đồng chí Phù Nguyệt Lượng, Trần Thị Ái Nhân, Nguyễn Văn Quốc được bầu làm Phó Chủ tịch.
8. Đại hội VIII khai mạc vào ngày 16/5/2008. Đại hội có 250 đại biểu đại diện 60.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh về dự. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 37 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ gồm 12 đồng chí. Đồng chí Trần Thị Ái Nhân được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh và các đồng chí Nguyễn Văn Quốc, Vũ Mạnh Thuấn được bầu làm Phó Chủ tịch.
9. Đại hội IX khai mạc vào ngày 28/3/2013. Đại hội có 246 đại biểu đại diện 60.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh về dự. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 37 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ gồm 12 đồng chí. Đồng chí Trần Thị Ái Nhân được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh và các đồng chí Lê Minh Hải, Nguyễn Minh Dũng, Phạm Văn Đằng được bầu làm Phó Chủ tịch.
10. Đại hội X khai mạc vào ngày 26/6/2018. Đại hội có 243 đại biểu đại diện 61.543 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh về dự. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 36 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí. Đồng chí Trần Thanh Việt được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh và các đồng chí Nguyễn Minh Dũng, Phạm Văn Đằng được bầu làm Phó Chủ tịch.
Ban Biên tập

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây